Menu

2 thói quen ngôn ngữ cần thay đổi để nghe tiếng Anh tốt hơn

Lưu ý: nội dung bài này mình viết lại theo chia sẻ của một thầy giáo tiếng Anh mình rất tâm đắc
 Khi mới bắt đầu với nghe tiếng Anh, hoặc bất cứ một loại ngoại ngữ nào khác, có bạn cho rằng mới học thì vốn từ chưa đủ để mà nghe – hiểu, nên tạm thời bỏ qua phần nghe vì có nghe nhiều cũng vô ích; để rồi học thêm vốn từ, có nhiều từ vựng rồi hãy luyện nghe.
Bạn có bao giờ tập bơi không?
Bạn có bao giờ thấy ai tập bơi mà bỏ thời gian ra học cặn kẽ các lý thuyết về kỹ thuật bơi rồi mới xuống nước không? Mình sẽ cảm thấy nghi ngờ nếu bạn từng thấy một người như vậy! Chưa biết bơi, cứ xuống nước đi! Sẽ có sặc nước vào miệng, vào mũi; mắt cay xè cả lên; nhưng phải như vậy thì ta mới mau biết bơi được.
Muốn nghe giỏi, hiểu tốt tiếng Anh chỉ có một phương án là liên tục nghe nó, kể cả khi gặp 1 lố từ mà mình chưa biết. Tuy nhiên, không dễ để 1 sớm 1 chiều những con người hàng chục năm trời trong môi trường Việt ngữ đá sân sang tiếng Anh suôn sẻ. Bên dưới đây là 2 sự thay đổi về tư duy ngôn ngữ để giúp bạn nghe tiếng Anh tiến bộ hơn.

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ Nguyên âm – Tiếng Anh là ngôn ngữ Phụ âm

Đại bộ phận tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm, tức một từ có nhiều âm tiết. Trong khi đó tai chúng ta đã được “tối ưu hóa” để nghe tiếng Việt. Tiếng Việt lại là loại tiếng đơn âm – mỗi từ là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm, và cũng không bao giờ có phụ âm cuối.
Lấy ví dụ về 2 từ có cách viết tương tự nhau trong cả 2 ngôn ngữ: “hát” – tiếng Việt và “hat” – tiếng Anh.
Cách đọc tiếng Việt của ta là lấy nguyên âm làm trọng, không có âm cuối. Đọc ‘át’, h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ). Trong khi đó từ ‘hat’ tiếng Anh được đọc là h-a-t, với phụ âm ‘t’ nghe rất rõ.
Trong tiếng Việt cũng có 1 vài từ với 2 phụ âm đi kề nhau – như ch và tr. Nhưng thực chúng ta vẫn thường thay nó bằng một phụ âm duy nhất. Vì thế, một người Việt chưa bao giờ làm quen với ngôn ngữ đa âm như tiếng Anh sẽ khó mà nhận biết từng âm trong 1 từ. Cũng vì lí do đó, trong các sách báo cũ, người ta vẫn thường hay thêm nguyên âm vào trước phụ âm của 1 từ nước ngoài để người Việt có thể đọc được dễ dàng. Ví dụ: Ai-xơ-len, Anh-xơ-Tanh …
Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, khi mới bắt đầu nghe tiếng Anh, ta thường đợi nghe đủ các nguyên âm như mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), nhưng sẽ không bao giờ được cả.
Ví dụ điển hình là từ Interesting. Học sinh thường hỏi, từ này phải đọc là in-tơ-res-ting hay in-tơ-ris-ting? Hỏi vậy là coi như sai từ đầu rồi, chẳng cần biết là -res hay -ris chi nữa. Ở đây, dấu nhấn ở ‘in’ nến cốt yếu phải phát âm nó cho thật rõ, sau đó thì đọc cái vào cho hết các phụ âm là được. Nếu để ý người bản xứ nói, bạn sẽ thấy các nguyên âm trong ‘interesting’ (ngoại trừ ‘in’ ở đầu) hầu như biết mất, thành ra: in-trstng. Còn nếu cứ cố đọc cho đủ in-tơ-ris-ting, thì người ta lại có thể không hiểu vì dấu nhấn lúc này đã chuyển sang -ris
Có thể thấy, khi ta học tiếng Anh thì điều tối quan trọng là ta phải nhận diện được khi nghe, và phát âm được khi nói, các phụ âm, nhất là phụ âm cuối. Lấy ví dụ: các từ fire (đọc fai-r), fight (fai-t), five (fai-v), file (fai-l) chỉ có thể phân biệt bởi âm cuối. Còn cứ “fai”, “fai”, “fai” thì chẳng ai hiểu gì cả.

2. Thay đổi kinh nghiệm nghe và phát âm nguyên âm Việt.

Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Ví dụ khi bạn giới thiệu: “Her name’s Hương!” Bạn nói ‘Hương’ thật rõ, thậm chí la to lên thì một người nói tiếng Anh vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ hầu như xa lạ với họ. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh’ họ nghe được ngay. Cái này còn đỡ, chứ bạn nào tên họ có chữ “Nguyễn” thì mới gọi là khóc mếu.
Chúng ta lại hay chuyển hóa cách phát âm tiếng Anh thành kiểu phát âm có-vẻ-tương-tự trong tiếng Việt. Nhưng như vậy càng khiến ta khó nói chuyện được với người dùng tiếng Anh. Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ chúng ta lại hay chuyển nó thành ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, trong khi nó là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt.
Cũng thế, ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u, hay ơ-u, lại càng không phải ‘âu’. Nếu ta không nghe và luyện theo cách nói ‘go’ của tiếng Anh, thì sẽ mãi chẳng nghe được người ta nói gì. Một âm hiểu sai thì vấn đề cũng không lớn, nhưng nếu phải nói một câu dài mà như vậy thì …
Những lỗi này các bạn 91-92 trở về trước dễ mắc phải hơn. Vì thời đó các giáo viên hay có thói quen cũ là dùng âm Việt để so và hướng dẫn học sinh phát âm theo. Ví dụ như phân biệt ‘I’ dài trong ‘sheep’ với ‘I’ ngắn trong ‘ship’, giáo viên nói rằng ‘I’ dài thì nói như người Bắc nói ‘I’, còn ‘I’ ngắn là cách nói ‘I’ của người miền Nam. Cái kiểu so sánh ấy đã tạo cho chúng ta những ý niệm sai lầm về cách phát âm trong tiếng Anh, dẫn đến có luyện mãi cũng lõm bõm nghe tiếng Anh được đôi chút. Vì ‘I’ dài hay ‘I’ ngắn thì nó cũng chẳng giống thằng ông ‘I’ nào trong tiếng Việt cả. Và điều đó đúng với mọi nguyên âm giữa 2 ngôn ngữ này. Vì thế, nhanh nhanh xóa cái kiểu ‘phiên dịch’ Anh – Việt ấy đi, và bắt tay vào nghe và ngẫm trực tiếp thôi!

Link gốc: 

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét